TRƯỜNG PTDTBT THCS PÚ HỒNG VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG “XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC”
- Thứ hai - 01/05/2023 15:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TRƯỜNG PTDTBT THCS PÚ HỒNG VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG “XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC”
TRƯỜNG PTDTBT THCS PÚ HỒNG VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG “XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC”
Hiện nay văn hóa có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ đổi mới, điều này đã một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV xác định: “Tiếp tục chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá; nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe học sinh; thực hiện có hiệu quả tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của học sinh”. Báo cáo của Hội nghị văn hóa toàn quốc nêu:“Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong công tác trường học . Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn trong và ngoài nhà trường. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa trường học nhà trường đã phối hợp với đoàn thể nhà trường tổ chức hoạt động truyền thông “Xây dựng văn hóa trường học”.
Và mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, vùng miền đều mang bản sắc văn hóa riêng. Pú Hồng với sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh, Khơ mú, H’Mông, Lào, Thái đã tạo nên một nền văn hóa rất riêng. Nói đến văn hóa thì không thể không đề cập đến văn hóa trong nhà trường. Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc, đặc trưng riêng cho mỗi nhà trường.
VHNT có tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của nhà trường, VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường cùng tập trung vào mục tiêu chung, cam kết và nỗ lực cho mục tiêu đó. VHNT giúp các thành viên xác định và xây dựng cam kết cho mỗi cá nhân và của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Một nhà trường có nền văn hóa tích cực sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện hiệu quả làm việc, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Văn hóa là một thứ tài sản lớn và quyết định sự trường tồn của một tổ chức. Văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhà trường, hơn bất kỳ tổ chức nào, tính văn hóa là tính chất đặc thù của nhà trường, với những vai trò cốt yếu như: VHNT tạo động lực làm việc cho các thành viên trong nhà trường; VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của cá nhân; VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột; VHNT giúp nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường.
Trước yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay, đòi hỏi công tác xây dựng VHNT ở các trường trên địa bàn xã cần được quan tâm đúng mức, tập trung vào bảy nội dung cơ bản sau:
Một là, xây dựng bầu không khí dân chủ, lành mạnh trong nhà trường: Xây dựng bầu không khí trong nhà trường bao gồm các hoạt động xây dựng và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường. Quan tâm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường. Đảm bảo sự an toàn trong quá trình giảng dạy và học tập tại nhà trường. Bầu không khí lành mạnh, dân chủ là môi trường chứa đựng nhiều điều tốt đẹp và những chuẩn mực để nhà trường luôn luôn cải tiến, vươn tới. Đó không chỉ là môi trường có không gian xanh - sạch - đẹp - tiện nghi,… mà ở đó còn chứa đựng không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường.
Hai là, xây dựng văn hóa quản lý chuyên nghiệp và chuẩn mực trong nhà trường: Xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường chính là phát triển các nội dung quản lý của người quản lý hay lãnh đạo trong nhà trường. Nội dung quản lý nhà trường bao gồm các nội dung về xây dựng chiến lược, sứ mạng, tầm nhìn, quản lý hoạt động chuyên môn, quản lý hoạt động truyền thông, quản lý các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nhà trường, quản lý môi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường... Đó là những giá trị tích cực trong phong cách, năng lực và hiệu quả quản lý.
Ba là, xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực của giáo viên trong nhà trường: Nội dung trong xây dựng văn hóa giảng dạy của giáo viên bao gồm phát triển về phẩm chất, đạo đức; năng lực giảng dạy và giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học; khả năng đổi mới và sáng tạo của giáo viên. Để xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực giáo viên phải thi đua dạy tốt, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, đặc biệt hướng vào đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực cho người học.
Bốn là, xây dựng văn hóa học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Xây dựng văn hóa học tập chính là phát triển những nội dung trong hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh. Người học là chủ thể năng động của quá trình dạy học, là trung tâm của hoạt động dạy học. Để xây dựng văn hóa học tập sáng tạo, tích cực, chủ động, phát huy phẩm chất và năng lực của người học, người giáo viên phải xây dựng các bài giảng phát huy được tính sáng tạo, khả năng hợp tác của người học. Giáo dục cho người học động cơ học tập đúng đắn; học nghiêm túc, có nề nếp và có kỷ luật; học tích cực, chủ động; học nghiên cứu, sáng tạo; học thân thiện, hợp tác.
Năm là, xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh và chuẩn mực trong nhà trường: VHNT một phần được đánh giá qua mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường và môi trường sư phạm của nhà trường. Những mối quan hệ đó tạo nên văn hóa ứng xử trong nhà trường. Xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường là duy trì những yếu tố tích cực trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Nhà trường là nơi hình thành nhiều mối quan hệ đan chéo như: nhà quản lý - cán bộ và giáo viên, thầy - thầy, thầy - trò, trò - thầy, trò - trò… Để những mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp, nhà trường cần phải xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau.
Sáu là, xây dựng cảnh quan và môi trường sư phạm hiện đại và an toàn trong nhà trường: Xây dựng một môi trường nhà trường đầy đủ về cơ sở vật chất, tiện nghi và an toàn tạo nên một cảnh quan nhà trường kiểu mẫu. Nhà trường cần tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đạt chuẩn theo quy định, một môi trường cảnh quan an toàn, sạch đẹp. Đồng thời, làm cho nhà trường trở thành môi trường giáo dục tốt, thân thiện, qua đó người dạy, người học gắn bó yêu thương nhau hơn, yêu mến trường hơn, trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường trong việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên.
Bảy là, xây dựng các giá trị văn hóa cốt lõi trong của nhà trường: Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường. Giá trị chính là các nguyên tắc và niềm tin cơ bản và lâu dài, để định hướng làm việc, hành vi, các quan hệ và ra quyết định. Đó là cái mà nhà trường cố gắng theo đuổi, thậm chí ngay cả khi môi trường bên ngoài thay đổi. Xây dựng các giá trị văn hóa trong nhà trường chính là việc xác định hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường, xem đâu là giá trị văn hóa đặc trưng, cốt lõi để xây dựng và phát triển trở thành hệ giá trị xuyên suốt của nhà trường. Giá trị cốt lõi của một nhà trường tạo ra bản sắc riêng của nhà trường.
Việc xây dựng VHNT đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các nhà trường trong xã Pú Hồng hiện nay là hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, chống lại các yếu tố phản văn hóa từ bên ngoài và sự nảy sinh những yếu tố gây hại từ bên trong. Xây dựng VHNT các giá trị văn hóa cốt lõi hướng đến tạo dựng uy tín, tạo lập niềm tin và khẳng định thương hiệu của nhà trường.
Hiện nay văn hóa có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ đổi mới, điều này đã một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV xác định: “Tiếp tục chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá; nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe học sinh; thực hiện có hiệu quả tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của học sinh”. Báo cáo của Hội nghị văn hóa toàn quốc nêu:“Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong công tác trường học . Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn trong và ngoài nhà trường. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa trường học nhà trường đã phối hợp với đoàn thể nhà trường tổ chức hoạt động truyền thông “Xây dựng văn hóa trường học”.
Và mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, vùng miền đều mang bản sắc văn hóa riêng. Pú Hồng với sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh, Khơ mú, H’Mông, Lào, Thái đã tạo nên một nền văn hóa rất riêng. Nói đến văn hóa thì không thể không đề cập đến văn hóa trong nhà trường. Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc, đặc trưng riêng cho mỗi nhà trường.
VHNT có tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của nhà trường, VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường cùng tập trung vào mục tiêu chung, cam kết và nỗ lực cho mục tiêu đó. VHNT giúp các thành viên xác định và xây dựng cam kết cho mỗi cá nhân và của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Một nhà trường có nền văn hóa tích cực sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện hiệu quả làm việc, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Văn hóa là một thứ tài sản lớn và quyết định sự trường tồn của một tổ chức. Văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhà trường, hơn bất kỳ tổ chức nào, tính văn hóa là tính chất đặc thù của nhà trường, với những vai trò cốt yếu như: VHNT tạo động lực làm việc cho các thành viên trong nhà trường; VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của cá nhân; VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột; VHNT giúp nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường.
Trước yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay, đòi hỏi công tác xây dựng VHNT ở các trường trên địa bàn xã cần được quan tâm đúng mức, tập trung vào bảy nội dung cơ bản sau:
Một là, xây dựng bầu không khí dân chủ, lành mạnh trong nhà trường: Xây dựng bầu không khí trong nhà trường bao gồm các hoạt động xây dựng và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường. Quan tâm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường. Đảm bảo sự an toàn trong quá trình giảng dạy và học tập tại nhà trường. Bầu không khí lành mạnh, dân chủ là môi trường chứa đựng nhiều điều tốt đẹp và những chuẩn mực để nhà trường luôn luôn cải tiến, vươn tới. Đó không chỉ là môi trường có không gian xanh - sạch - đẹp - tiện nghi,… mà ở đó còn chứa đựng không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường.
Hai là, xây dựng văn hóa quản lý chuyên nghiệp và chuẩn mực trong nhà trường: Xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường chính là phát triển các nội dung quản lý của người quản lý hay lãnh đạo trong nhà trường. Nội dung quản lý nhà trường bao gồm các nội dung về xây dựng chiến lược, sứ mạng, tầm nhìn, quản lý hoạt động chuyên môn, quản lý hoạt động truyền thông, quản lý các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nhà trường, quản lý môi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường... Đó là những giá trị tích cực trong phong cách, năng lực và hiệu quả quản lý.
Ba là, xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực của giáo viên trong nhà trường: Nội dung trong xây dựng văn hóa giảng dạy của giáo viên bao gồm phát triển về phẩm chất, đạo đức; năng lực giảng dạy và giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học; khả năng đổi mới và sáng tạo của giáo viên. Để xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực giáo viên phải thi đua dạy tốt, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, đặc biệt hướng vào đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực cho người học.
Bốn là, xây dựng văn hóa học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Xây dựng văn hóa học tập chính là phát triển những nội dung trong hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh. Người học là chủ thể năng động của quá trình dạy học, là trung tâm của hoạt động dạy học. Để xây dựng văn hóa học tập sáng tạo, tích cực, chủ động, phát huy phẩm chất và năng lực của người học, người giáo viên phải xây dựng các bài giảng phát huy được tính sáng tạo, khả năng hợp tác của người học. Giáo dục cho người học động cơ học tập đúng đắn; học nghiêm túc, có nề nếp và có kỷ luật; học tích cực, chủ động; học nghiên cứu, sáng tạo; học thân thiện, hợp tác.
Năm là, xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh và chuẩn mực trong nhà trường: VHNT một phần được đánh giá qua mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường và môi trường sư phạm của nhà trường. Những mối quan hệ đó tạo nên văn hóa ứng xử trong nhà trường. Xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường là duy trì những yếu tố tích cực trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Nhà trường là nơi hình thành nhiều mối quan hệ đan chéo như: nhà quản lý - cán bộ và giáo viên, thầy - thầy, thầy - trò, trò - thầy, trò - trò… Để những mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp, nhà trường cần phải xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau.
Sáu là, xây dựng cảnh quan và môi trường sư phạm hiện đại và an toàn trong nhà trường: Xây dựng một môi trường nhà trường đầy đủ về cơ sở vật chất, tiện nghi và an toàn tạo nên một cảnh quan nhà trường kiểu mẫu. Nhà trường cần tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đạt chuẩn theo quy định, một môi trường cảnh quan an toàn, sạch đẹp. Đồng thời, làm cho nhà trường trở thành môi trường giáo dục tốt, thân thiện, qua đó người dạy, người học gắn bó yêu thương nhau hơn, yêu mến trường hơn, trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường trong việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên.
Bảy là, xây dựng các giá trị văn hóa cốt lõi trong của nhà trường: Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường. Giá trị chính là các nguyên tắc và niềm tin cơ bản và lâu dài, để định hướng làm việc, hành vi, các quan hệ và ra quyết định. Đó là cái mà nhà trường cố gắng theo đuổi, thậm chí ngay cả khi môi trường bên ngoài thay đổi. Xây dựng các giá trị văn hóa trong nhà trường chính là việc xác định hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường, xem đâu là giá trị văn hóa đặc trưng, cốt lõi để xây dựng và phát triển trở thành hệ giá trị xuyên suốt của nhà trường. Giá trị cốt lõi của một nhà trường tạo ra bản sắc riêng của nhà trường.
Việc xây dựng VHNT đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các nhà trường trong xã Pú Hồng hiện nay là hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, chống lại các yếu tố phản văn hóa từ bên ngoài và sự nảy sinh những yếu tố gây hại từ bên trong. Xây dựng VHNT các giá trị văn hóa cốt lõi hướng đến tạo dựng uy tín, tạo lập niềm tin và khẳng định thương hiệu của nhà trường.