THAM GIA TẬP HUẤN TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
- Thứ bảy - 23/10/2021 16:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dạy học trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh học sinh không thể đến trường. Gắn với đặc thù của địa phương, Sở giáo dục và đào tạo Điện Biên đã tổ chức tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến giáo viên cấp trung học
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dạy học trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh học sinh không thể đến trường. Gắn với đặc thù của địa phương, Sở giáo dục và đào tạo Điện Biên đã tổ chức tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến giáo viên cấp trung học đảm bảo đạt được 3 mục tiêu: an toàn vì dịch, hoàn thành chương trình năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng.
Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (Hybrid), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19. Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học... Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.
Bắt kịp với xu hướng đó, Sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức khoá tập huấn từ ngày 7/10/2021 đến 16/10/2021 với 15 môn học gồm: môn Ngữ văn, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Toán, Công dân, Tin, Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý, Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Công nghệ với 04 điểm cầu trung tâm và 153 điểm cầu cơ sở. Trong thời gian tập huấn, giáo viên sẽ được cung cấp tổng quan kiến thức về dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình, giúp giáo viên nắm được điểm giống và khác, ưu điểm và hạn chế giữa dạy học trực tuyến/qua truyền hình với dạy học trực tiếp, từ đó có các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên cũng được hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến/qua truyền hình đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hình thức này và tư vấn “gỡ khó” cách xử lý tình huống phát sinh khi dạy học trực tuyến/qua truyền hình.
Trong tình hình dịch bệnh Coovid 19 diễn biến phức tạp, song song với nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp, giáo viên cũng cần cao chất lượng dạy và học trực tuyến. Tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến chính là một giải pháp để phát triển năng lực dạy học trực tuyến cho giáo viên, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học theo hình thức này.
Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (Hybrid), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19. Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học... Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.
Bắt kịp với xu hướng đó, Sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức khoá tập huấn từ ngày 7/10/2021 đến 16/10/2021 với 15 môn học gồm: môn Ngữ văn, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Toán, Công dân, Tin, Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý, Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Công nghệ với 04 điểm cầu trung tâm và 153 điểm cầu cơ sở. Trong thời gian tập huấn, giáo viên sẽ được cung cấp tổng quan kiến thức về dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình, giúp giáo viên nắm được điểm giống và khác, ưu điểm và hạn chế giữa dạy học trực tuyến/qua truyền hình với dạy học trực tiếp, từ đó có các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên cũng được hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến/qua truyền hình đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hình thức này và tư vấn “gỡ khó” cách xử lý tình huống phát sinh khi dạy học trực tuyến/qua truyền hình.
Trong tình hình dịch bệnh Coovid 19 diễn biến phức tạp, song song với nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp, giáo viên cũng cần cao chất lượng dạy và học trực tuyến. Tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến chính là một giải pháp để phát triển năng lực dạy học trực tuyến cho giáo viên, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học theo hình thức này.
Sau khóa tập huấn, các giáo viên đã biết cách thiết kế kế hoạch bài dạy trực tuyến, biết sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ tích cực trong các hoạt động giáo dục như: phần mềm zoom, goole meet, ứng dụng Microsoft Teams để tổ chức dạy học trực tuyến, sử dụng Google form để giao bài tập cho học sinh.
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong thời gian tới cần chú trọng một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Thứ nhất: Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo án dạy học trực tuyến bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. Tổ chức xây dựng các video bài giảng để tổ chức dạy học trên truyền hình theo chương trình các môn học, hoạt động giáo dục; bảo đảm lịch phát sóng cụ thể theo từng bài học, môn học, lớp học được phổ biến đến các đối tượng người học. Hướng dẫn học sinh tham gia học tập các bài học trực tuyến phù hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường.
Thứ hai: Xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi; chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện kiểm tra, đánh giá trực tuyếntheo quy định, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh, sinh viên, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Thứ ba: Giáo viên tăng cường giao nhiệm vụ cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, xem video, thí nghiệm mô phỏng để tiếp nhận và vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi, bài tập được giao thực hiện ở nhà hoặc qua mạng; tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, kết quả tự học của mình phù hợp trên môi trường mạng.
Thứ tư, giáo viên chủ động điều chỉnh, tinh giản nội dung, thay đổi phương thức và cập nhật nội dung giáo dục và đào tạo; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến; phát triển kho học liệu điện tử; khai thác, chia sẻ hiệu quả các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trực tuyến.
Thứ năm, các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương cần có các giải pháp ưu tiên nguồn lực bảo đảm điều kiện để dạy học trực tuyến, có chính sách hỗ trợ giáo viên, trẻ em, học sinh, sinh viên khó khăn không có phương tiện để dạy và học trực tuyến, tiếp cận phương thức dạy học mới. Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà trường, gia đình học sinh, giáo viên gặp khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ để trang bị thiết bị dạy và học tối thiểu phục vụ học tập và giảng dạy trực tuyến, phù hợp phương thức dạy học mới.