Trường PTDTBT THCS Pú Hồng

http://ptdtbtthcspuhong.pgddienbiendong.edu.vn


NHÀ SÀN NGƯỜI THÁI Ở PÚ HỒNG

Hiện nay nhà sàn người Thái có rất nhiều kiểu dáng nhà khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung mạng đặc sắc của dân tộc người Thái.
          Bản mường Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài chục đến hơn trăm nóc nhà kề bên nhau, người Thái ở nhà sàn, kết cấu bằng gỗ, với những hàng cột gỗ vuông hoặc tròn được kê đá, sàn cao, lợp lá cọ, cỏ gianh hoặc ngói. Mỗi nhà tùy theo gia cảnh mà dựng 3 gian, 5 gian hoặc 7 gian. Người Thái đen làm nhà thường tạo mái hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng khau cút theo phong tục xưa truyền lại.
Ảnh 1
(Hình ảnh 1 nhà mới dựng ngày nay)
 
         Những thanh tre hoặc gỗ, họ cũng được chia nhiều kiểu dáng khác nhau, thể hiện các tầng lớp trong xã hội. Người giàu thì luôn làm khau cút hình hoa sen thể hiện sự thanh tao và giàu có. Còn ngược lại dân thường thì làm thanh gỗ vắt ngang và không có họa tiết gì. Còn những gia đình mới ra ở riêng thì làm hình người phụ nữ mang bầu để cầu mong sự sinh sôi nảy nở. Thay vì đóng đinh thì giữa các mấu nối được buộc bằng dây thắt nút khá công phu và tinh xảo. Khi làm nhà để nối cái cột kèo, sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các cột. Kiến trúc của nhà sàn của người Thái nhìn đơn giản nhưng chắc chắn.

Ảnh 2
(Hình ảnh 2 hình ảnh trong nhà)
 
          Mỗi gian nhà được bố trí và có vai trò rất rõ ràng. Trong ngôi nhà, thì gian bên quản đặt ban thờ. Trong gian này chỉ có nam giới mới được ngủ lại. Còn người phụ nữ, nhất là người con dâu khi đi qua gian nhà này phải cúi người xuống. Với người Thái đen đó là gian nhà linh thiêng . Gian tiếp theo của ngôi nhà dành cho vợ chồng chủ nhà và gian tiếp theo giành cho con gái (nhà chưa có con dâu), còn con trai là gian phía dưới đối diện với gian đặt bàn thờ tổ tiên và còn lại các gian phía dưới thường đặt khung để dệt vải. Việc dệt vải là nhiệm vụ của con gái nếu con gái không biết dệt vải thì sau này con gái không lấy được chồng vì vậy việc dệt vải là rất quan trọng qua đó cũng thể hiện sự nếp na của con gái trước khi đi lấy chồng. Ngày xưa bếp lửa thường đặt trong ngôi nhà chính, về sau mời làm nhà bếp thì đặt ở nhà bếp. Bếp lửa còn là nơi gia đình quây quần, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Trên bếp có gác bếp là Xá. Xá thường để những gì thường xuyên sử dụng như mắm muối, vật dụng đan lát còn những gì ít sử dụng như dây mây dùng dần, mẹt, cót để ở cót trên. Chan là nối từ nhà bếp để giặt rũ tắm rửa, giặt quần áo, phơi, xưởi nắng, thêu thùa.

Ảnh 3
(Hình ảnh 3 toàn cảnh ngôi nhà)
 
           Ngôi nhà là sự giao hòa giữa trời đất và thiên nhiên nên các gian nhà và cầu thang luôn mang mang số lẻ 5 , 7 và 9. Mỗi ngôi nhà thường có 2 cầu thang. Cầu thang ở cuối nhà dành cho phụ nữ đi có 9 bậc. Còn cầu thang phía trước nhà dành cho nam giới và khách đi có 7 bậc.
Hai cửa chính của ngôi nhà không được đặt thẳng cửa các nhà bên cạnh. Cửa sổ của ngôi nhà chính là đôi mắt nên lúc nào cũng để thông thoáng, không che khuất.
          Ở Pú Hồng hiện nay nhà người Thái có nhiều ý tưởng dựng nhà kiểu dáng khác nhau như 3 gian, 4 gian, 5 gian, làm thêm tròi, nhưng nhà sàn người Thái vẫn giống nhau về sắp xếp các gian, bậc thang lên xuống. Chính vì vậy khi đến chơi nhà người Thái đen, khách chớ quay lưng lại với cửa sổ. Dù cuộc sống đổi thay hay thiết kế nhà người thái không giống nhà ngày xưa thì người Thái đen ở Tây Bắc vẫn ăn cơm nếp, chẳm chéo, mặc áo cóm và ở nhà sàn. Bởi nhà sàn là linh hồn, là biểu tượng muôn đời của dân tộc Thái đen ở Tây Bắc.

Tác giả bài viết: Lò Văn Chính

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây